Uống rượu vang cũng bị đỏ mặt, tại sao?
Rượu bia dần trở thành một hoạt động giải trí, văn hóa ăn sâu len lỏi vào trong cuộc sống của bất cứ người nào. Dù là những cuộc hò hẹn bình thường, sau những giờ làm việc mệt mỏi, hoặc ly rượu vang sóng sánh bên bàn ăn hoặc những buổi tiệc chúc mừng, vui vẻ, thì đều không thể vắng bóng chút đồ uống có cồn.
Tuy nhiên có những người tửu lượng rất tốt, cũng có những người chỉ dăm ba ly rượu đã choáng, nhẹ hơn thì mặt đỏ ứng, nóng ran. Vậy tại sao có hiện tượng uống rượu vào lại đỏ mặt như gà chọi, dù uống rất ít, và điều này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không?
Đầu tiên cần xét đến yếu tố nhóm máu của những người thường bị đỏ mặt khi uống vang hoặc các chất có cồn. Đó là do sự thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu ALDH2 trong suốt quá trình, từ đó dẫn đến tích tụ acetaldehyde, vốn là một chất độc hại cho cơ thể. Khi acetaldehyde tích tụ lại sẽ gây nên tình trạng nóng bừng, đỏ mặt, ói mửa, tim đập nhanh, ngứa ngáy như thường thấy.
Nhiều người thường nói rằng chỉ những người có nhóm máu O mới bị tình trạng như trên, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhóm máu khác từ A, B, AB đều có khả năng đỏ mặt, chỉ là nhóm máu O dễ gặp tình trạng đó hơn, do những yếu tố cấu tạo cơ thể.
Tuy vậy, đỏ mặt khi uống rượu có gây hại hay không? Câu trả lời là không. Tất nhiên sự ảnh hưởng lớn nhất là cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Để hạn chế thì nên uống một ít thuốc dị ứng trước khi vào bàn ăn uống.